Cách chữa sỏi thận bằng thuốc nam với lá tre
Bộ phận dùng làm thuốc của cây tre là lá tre, hay còn gọi là trúc diệp (chú ý phân biệt với vị thuốc đạm trúc diệp – rễ của cây đạm trúc diệp).
Từ thời xa xưa, lá tre đã được ứng dụng làm thuốc.Điều này được ghi lại trong nhiều sách cổ như “Danh y biệt lục” xuất hiện cách đây 1.500 năm.
Theo Y học cổ truyền, lá tre có vị ngọt nhạt, tính lạnh, hơi cay, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, dùng chữa rất nhiều bệnh.
Với người bị bệnh sỏi thận chỉ cần uống nước lá tre hằng ngày, sỏi sẽ dần dần tan ra và đào thải theo đường nước tiểu.
Cần chú ý, trong thơi gian sử dụng nước lá tre, sẽ thấy bụng dễ chịu hơn nhưng khoảng hơn 1 tháng sau đó, có thể sẽ bị 1 cơn đau dữ dội, kèm theo nôn.
Đây là sự vận động của các viên sỏi. nếu không chịu được cơn đau, người bệnh có thể sử dụng 1 số loại thuốc giãn đường tiết niệu theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Chỉ 1 lúc sau, sỏi sẽ được đào thải ra ngoài theo đường tiểu.
Cách chữa này khá đơn giản dã được nhiều người áp dụng và thành công, tuy nhiên tùy thuộc vào kích cỡ sỏi mà thời gian chữa bệnh nhanh hay chậm.
Đôi khi có những viên sỏi quá to, dùng nước lá tre khoảng 2 tháng mà sỏi vẫn không đào thải ra được thì người bệnh cần tìm kiếm những giải pháp chữa bệnh khác.
Phòng bệnh viêm màn não B:
Lấy lá tre, vỏ bí đao, lá sen, rễ cỏ tranh, mỗi thứ 9g, sắc nước uống thay nước trong ngày. Để dự phòng viêm não, mỗi tuần cần uống 1-2 ngày.
Trị sốt cao, mê man do viêm não:
Dùng trúc lịch 30-50g, hòa với nước đã đun sôi, chia ra uống trong ngày.
Chữa ho suyễn, hoặc trúng phong cấm khẩu:
Gừng sống giã vắt lấy nước cốt 1 chén, hoà với 1 chén trúc lịch cho bệnh nhân uống dần.
Chữa miệng lưỡi lở loét:
Lấy 15 – 20g Búp tre,10g sinh địa, 10g mộc thông, 8gcam thảo, sắc nước uống thay nước trong ngày.
Bài thuốc có tác dụng “thanh tâm trừ phiền”, dùng trong trường hợp Tâm kinh thực nhiệt, phiền táo, khát nước, miệng lưỡi lở loét, tiểu tiện vàng sẻn.